ĐÔI NÉT VỀ ĐẮK LẮK
- 03/12/2016
- 28847
-
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý, diện tích, dân cư, đơn vị hành chính
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o2857" đến 108o5937" độ kinh Đông và từ 12o945" đến 13o2506" độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km.
- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai
- Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà
- Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông
- Phía Tây giáp Campuchia.Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, dân số của Đắk Lắk vào thời điểm 0h ngày 01/4/2019 là 1.869.322 người, trong đó dân số nam là 942.578 người, chiếm 50,42% và dân số nữ là 926.744 người, chiếm 49,58 %. Như vậy, Đắk Lắk là tỉnh đông dân nhất khu vực Tây nguyên và đứng thứ 10 toàn quốc. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, Mnông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh.
Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo v.v…
Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp.Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, MNông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn Trưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.
Dân tộc Ê Đê thuộc ngữ hệ Malayô - Pôlinêdiêng, địa bàn cư trú chủ yếu là các huyện phía Bắc và phía Nam: từ Ea Hleo, Buôn Hồ xuống M’Đrắk và kéo dài lên Buôn Ma Thuột. Dân tộc Mnông thuộc ngữ hệ Môn-Khơme, địa bàn cư trú chủ yếu là các huyện phía Nam và dọc biên giới Tây Nam.
* Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn.
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TRỰC THUỘC TỈNH ĐẮK LẮK
STT
TÊN
DIỆN TÍCH (Km2)
NĂM THÀNH LẬP
1
Thành phố Buôn Ma Thuột
377,18
5/6/1930
2
Thị xã Buôn Hồ
282,52
23/12/2008
3
Huyện Ea Súp
1.765,63
30/8/1977
4
Huyện Krông Năng
614,79
9/11/1987
5
Huyện Krông Búk
357,82
1976
6
Huyện Buôn Đôn
1.410,40
7/10/1995
7
Huyện Cư M’Gar
824,43
23/1/1984
8
Huyện Ea Kar
1.037,47
13/9/1986
9
Huyện M’Đrắk
1.336,28
30/8/1977
10
Huyện Krông Pắc
625,81
1976
11
Huyện Krông Bông
1257,49
19/9/1981
12
Huyện Krông Ana
356,09
19/9/1981
13
Huyện Lắk
1256,04
1976
14
Huyện Cư Kuin
288,30
27/8/2007
15
Huyện Ea H’Leo
1.335,12
3/4/1980
2. Địa hình
Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.
3. Khí hậu
Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Khí hậu sinh thái nông nghiệp của tỉnh được chia ra thành 6 tiểu vùng:
- Tiểu vùng bình nguyên Ea Súp chiếm 28,43% diện tích tự nhiên.
- Tiểu vùng cao nguyên Buôn Mê Thuột – Ea H’Leo chiếm 16,17% diện tích tự nhiên.
- Tiểu vùng đồi núi và cao nguyên M’Đrắk chiếm 15,82% diện tích tự nhiên.
- Tiểu vùng đất ven sông Krông Ana – Sêrêpôk chiếm 14,51% diện tích tự nhiên.
- Tiểu vùng núi cao Chư Yang Sin chiếm 3,98% diện tích tự nhiên.
- Tiểu vùng núi Rlang Dja chiếm 3,88% diện tích tự nhiên.
Nhìn chung khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm dần theo độ cao: vùng dưới 300 m quanh năm nắng nóng, từ 400 – 800 m khí hậu nóng ẩm và trên 800 m khí hậu mát. Tuy nhiên, chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối với phát triển sản xuất nông sản hàng hoá.
Khí hậu có 02 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể.II. Hệ thống các ngành dịch vụ.
1. Thương mại
Với vị trí nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên, Đắk Lắk thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, trong những năm qua tỉnh được đánh giá có sức mua lớn nhất khu vực. Hệ thống các Siêu thị, Trung tâm Thương mại và chợ trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm cho các du khách đến tham quan và đầu tư tại Đắk Lắk.
Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh như: Cà phê với sản lượng bình quân hằng năm 400.000 tấn, cao su 30.000 tấn, điều 25.000 tấn, hồ tiêu 12.000 tấn, ca cao 700 tấn, sắn 450.000 tấn, mật ong trên 5.000 tấn. Bên cạnh các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như trên ĐắkLắk còn có thế mạnh trong các lĩnh vực sản phẩm nội thất; hàng thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, thổ cẩm,. ..
Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hàng hoá do các doanh nghiệp trên địa bàn sản xuất ra đã được xuất khẩu sang 59 quốc gia và vùng lãnh thổ với số lượng và chủng loại các mặt hàng phong phú với kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 650 triệu USD.
2. Du lịch
Đắk Lắk là tỉnh trung tâm của vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển KT-XH, trong đó hoạt động du lịch có đủ tiềm năng để đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Với đặc điểm địa lý của một vùng đất cao nguyên quy tụ 47 dân tộc và tài nguyên du lịch đa dạng, Đắk Lắk được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong tỉnh như hồ Lắk, cụm thác Gia Long – Dray Sap, cụm du lịch Buôn Đôn, thác Krông Kma, Diệu Thanh, Tiên Nữ… bên cạnh các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin, Easo…
Toàn tỉnh có 23 di tích lịch sử cách mạng, 02 di tích lịch sử văn hoá, 13 di tích kiến trúc nghệ thuật, 8 di tích khảo cổ, 71 di tích thắng cảnh, 25 danh lam thắng cảnh. Có 9 di tích được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận di tích quốc gia, Bảo tàng Đắk Lắk có hơn 8.000 hiện vật văn hoá lịch sử.
Đến Đắk Lắk là đến với vùng đất có nhiều rừng núi, sông hồ và những thác nước hùng vĩ, hòa cùng không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên – một “Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cùng với nét độc đáo trong văn hóa, Đắk Lắk còn là vùng đất của những lễ hội khá đặc trưng đã được du khách trong và ngoài nước biết đến như: Lễ hội đua voi; Lễ hội văn hóa Cồng Chiêng; Lễ cúng bến nước; Lễ bỏ mả…của đồng bào các dân tộc sinh sống trên mảnh đất này. Đặc biệt gần đây Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã được Chính phủ công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia được tổ chức 02 năm một lần vào tháng 3.III.Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
1. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Giao thông Đắk Lắk hiện tại có 03 loại hình chính: đường bộ, đường thủy và đường hàng không.
a) Đường bộ
Hệ thống giao thông đường bộ Đắk Lắk như sau:
- Mạng đường Quốc lộ: có tổng chiều dài 576,5 km gồm các tuyến Quốc lộ 26, 27, 29, 14, 14C. Tổng các cầu trên các đường Quốc lộ là 114 cầu với chiều dài 4.198,6 m.
+ Quốc lộ 26 là quốc lộ bắt đầu từ trung tâm thị xã Ninh Hòa (Km1420, quốc lộ 1, tỉnh Khánh Hòa) đến thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), qua Dục Mĩ, đèo Phượng Hoàng,MDrắk, Ea Kar; Krông Pắc,Buôn Ma Thuột.
+ Quốc lộ 27 là quốc lộ bắt đầu từ huyện Lâm Hà, Đam Rông (Lâm Đồng) đến thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) quaLắk, Krông Ana, Buôn Ma Thuột.
+ Quốc lộ 29 là quốc lộ bắt đầu từ huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) đến thành phố Buôn Ma Thuột qua các huyệnKrông Năng, Ea Kar, thị xã Buôn Hồ.
+ Quốc lộ 14là một phần của Đường Hồ Chí Minh, là quốc lộ bắt đầu từ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đến thành phố Buôn Ma Thuột qua các huyện Ea H’Leo, Krông Búk, thị xã Buôn Hồ, Cư M’Gar, thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông).
+ Quốc lộ 14C bắt đầu từ thị trấn Plei Kần - huyện Ngọc Hồi- tỉnh Kon Tum Quốc lộ 14C là tuyến giao thông cấp quốc gia nối các địa phương Trung và Nam Tây Nguyên dọc biên giới Việt Nam-Campuchia. Quốc lộ 14C có lý trình như sau:
· Điểm đầu tại ngã ba giao cắt với Quốc lộ 19 ở xã Ia Nam, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
· Chạy qua các huyện: Đức Cơ - Chư Prông - Ea Súp - Buôn Đôn - Cư Jút – Đắk Mil – Đắk Song.
· Điểm cuối tại ngã ba giao cắt với Quốc lộ 14 ở phía Bắc thị trấn Đắk Song, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông.
- Mạng đường tỉnh: gồm 13 tuyến với tổng chiều dài 457 km, quy mô các tuyến đường tỉnh thuộc cấp IV miền núi, đường 02 làn xe. Tổng số cầu trên các đường tỉnh là 78 cầu với tổng chiều dài vào khoảng 1.190 m.
- Đường đô thị: hiện có 751,07 km đường đô thị. Các đường đô thị tập trung trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các thị trấn của huyện.
- Mạng đường huyện: có chiều dài 1403,82 km, các đường huyện thường là cấp V và cấp VI miền núi. Trên các đường huyện có khoảng 67 cầu với tổng chiều dài khoảng 937,8 m.
- Mạng đường xã và đường thôn, buôn: mạng đường xã của các huyện có chiều dài 3.220,07 km, hiện nay chỉ còn 03 xã chưa có đường tới trung tâm xã. Mạng đường thôn, buôn tương đối phát triển với tổng chiều dài 4.079,32 km.
- Đường chuyên dùng của các nông trường và lâm trường với tổng chiều dài khoảng 675 km, chủ yếu là đường đất.
b) Đường thủy
Đắk Lắk có khoảng 544 km đường sông do các sông Sêrêpôk, Krông Nô, Krông Na… tạo thành. Tổng số phương tiện thủy nội địa đang hoạt động trên địa bàn một số huyện, thành phố hiện nay là 834 phương tiện. Hệ thống bến thủy nội địa gồm có 04 bến xếp cát là Quỳnh Ngọc, Giang Sơn, Lang Thái và Cư Pâm. Các bến đò ngang sông gồm có: Buôn Trấp, Bình Hòa, Quảng Điền, Krông Nô và Buôn Jul.
c) Đường hàng không
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã có các chuyến bay tới thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh và ngược lại. Từ năm 2010, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã được đầu tư, nâng cấp, cải tạo đường hạ cất cánh có chiều dài 3.000 m, rộng 45 m với các trang thiết bị phụ trợ, đèn đêm. Tháng 12/2011 đã đưa vào sử dụng nhà ga mới với tổng diện tích sàn 7.200 m2, công suất 1 triệu hành khách/năm. Nhà ga mới đáp ứng 04 chuyến bay giờ cao điểm (2 chuyến đi, 2 chuyến đến) với loại máy bay Airbus321 và tương đương, phục vụ 400 hành khách/giờ cao điểm (2 chiều).
Thị trường hàng không tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột trong mấy năm qua tăng trưởng khá cao, luôn ở mức trên 40%/năm.
2. Hệ thống điện
Mạng lưới cung cấp điện của Đắk Lắk ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt. Hiện nay, hệ thống điện Đắk Lắk gồm các nhà máy thủy điện (NMTĐ) công suất lớn đấu nối vào lưới điện quốc gia như: NMTĐ Buôn Kuốp; NMTĐ Buôn Tua Sarh; NMTĐ Sêrêpốk 3, NMTĐ Sêrêpốk 4, NMTĐ Krông H’Năng, NMTĐ Sêrêpốk 4A với tổng công suất 794 MW. Năm 2013 đạt tổng sản lượng điện 2.677 triệu KWh.
Ngoài các nguồn thủy điện lớn, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn có 14 thủy điện vừa và nhỏ đấu nối vào lưới điện 35,22kV với tổng công suất 84,09 MW, năm 2013 có tổng sản lượng điện đạt 396 triệu KWh.
Hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh gồm: đường dây 500kV, 220kV, 110kV, 35kV, 22kV, 10kV, 0,4kV. Toàn tỉnh có 02 trạm biến áp 220 kV; 9 trạm biến áp 110kV; 01 trạm biến áp 35 kV; 01 trạm biến áp 22 và 10 /0,4 kV; 407.640 công tơ 1 pha và 28.312 công tơ 3 pha.
3. Hệ thống Bưu chính viễn thông
Trong những năm qua, hệ thống bưu chính, viễn thông của Đắk Lắk đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế.
Hiện nay, có 184/184 xã phường, thị trấn có điện thoại, đạt tỉ lệ 100%; mạng di động đã phủ sóng 15/15 huyện, thị xã, thành phố. Tốc độ phát triển máy điện thoại hàng năm tăng nhanh, đến hết năm 2013, tổng thuê bao điện thoại là 1.577.976 thuê bao (Cố định là 96.840 thuê bao, Di động là 1.481.136 thuê bao) đạt mật độ 87,83 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao Internet 42.524 thuê bao, đạt mật độ là 13,38 máy/100 dân; tỷ lệ người sử dụng 46,82