ĐÁNH GIÁ CUNG – CẦU 09 THÁNG ĐẦU NĂM 2021

  • 21/10/2021
  • 1803

Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk tổng hợp, đánh giá về nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc làm trong tỉnh, ngoại tỉnh và xuất khẩu lao động tại Trung tâm trong 09 tháng đầu năm 2021 như sau:

 

I. Tình hình chung

- Tổng nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp trong 09 tháng đầu năm 2021: có 1.781 lượt đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình đăng ký tuyển dụng với tổng nhu cầu tuyển là 17.513 người, chia theo trình độ cụ thể như sau: Đại học: 593 người; Cao đẳng: 1.117 người; Trung cấp: 2.135 người; Bằng nghề: 309 người; Lao động phổ thông: 13.359 người.

Bảng 1: Tổng hợp nhu cầu tuyển dụng theo từng tháng trong 09 tháng đầu năm 2021

Trình độ

Nhu cầu tuyển dụng lao động

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tổng

Đại học

61

43

72

76

170

74

37

30

30

593

Cao đẳng

61

57

257

204

107

185

56

108

82

1117

Trung cấp

82

180

445

395

222

299

172

136

204

2135

Bằng nghề/ tay nghề

9

31

70

52

44

26

10

42

25

309

Lao động phổ thông

349

812

3473

2472

1043

1835

296

2416

663

13359

Tổng

562

1123

4317

3199

1586

2419

571

2732

1004

17513

Trong đó, Trung tâm đã tổ chức thu thập, khai thác thông tin về nhu cầu tuyển dụng tại 1.615 lượt đơn vị, doanh nghiệp và đã có 838 lượt đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng với 8.241 lượt người.

- Tổng nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động trong 09 tháng đầu năm 2021: Số lượng hồ sơ tìm việc của người lao động nộp là 2.215 người. chia theo trình độ cụ thể như sau: Đại học: 645 người; Cao đẳng: 309 người; Trung cấp: 198 người; Bằng nghề: 210 người; Lao động phổ thông: 853 người.

Bảng 2: Tổng hợp nhu cầu tìm kiếm việc làm theo từng tháng trong 09 tháng đầu năm 2021

Trình độ

Nhu cầu tìm kiếm việc làm

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tổng

Đại học

14

29

237

182

61

38

29

6

49

645

Cao đẳng

5

22

116

68

25

39

14

4

16

309

Trung cấp

1

3

77

67

12

13

13

3

9

198

Bằng nghề/ tay nghề

8

15

68

41

19

23

14

9

13

210

Lao động phổ thông

6

17

337

297

18

72

50

8

48

853

Tổng

34

86

835

655

135

185

120

30

135

2215

- Tổng quan cung - cầu lao động trong 09 tháng đầu năm 2021 theo trình độ cho thấy biên độ lệch pha giữa nhu cầu tuyển dụng lao động và nhu cầu tìm kiếm việc làm rất lớn, trong đó trình độ Lao động phổ thông lớn nhất, tiếp đó là trình độ Trung cấp. Cụ thể theo biểu đồ sau:

- Về ngoại Tỉnh: Trong 09 tháng đầu năm 2021, có 20 lượt đơn vị, doanh nghiệp ngoại tỉnh đăng ký tuyển dụng với tổng nhu cầu tuyển là hơn 3.581 lượt người. Nhu cầu tuyển tập trung chủ yếu là lao động phổ thông làm việc ở các ngành như dệt may, giày da, nội thất, gỗ, điện tử,…

- Về xuất khẩu lao động: Trung tâm đã tư vấn cho 994 lượt người lao động (trong đó, tại các phiên lưu động, hội nghị,… là 915 lượt người lao động) có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, giới thiệu 08 lao động đến phỏng vấn tại các đơn vị, doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài, kết quả có 13 lao động đã xuất cảnh đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.

II. Đánh giá tình hình tuyển dụng, tìm kiếm việc làm và kết quả chắp nối cung - cầu lao động 09 tháng đầu năm 2021

1. Về nhu cầu tuyển dụng

So với cùng kỳ năm 2020, tổng nhu cầu tuyển dụng lao động tại Trung tâm trong 09 tháng đầu năm 2021 giảm 4.208 lượt người (-19,73%), trong đó, giảm mạnh nhất ở nhu cầu tuyển Lao động phổ thông với 4.095 lượt người (-23,46%).

Nhu cầu tuyển dụng cao nhất là trình độ Lao động phổ thông (76,28%) chủ yếu tuyển công nhân sản xuất và nhu cầu tuyển dụng thấp nhất là trình độ Bằng nghề/Tay nghề (1,76%).

Nhu cầu tuyển dụng chia theo ngành kinh tế cụ thể như sau: nhu cầu tuyển dụng cao nhất ở ngành Dịch vụ: 7.847 lượt người, chiếm 44,81% tổng nhu cầu tuyển; tiếp đó là ngành Công nghiệp - Xây dựng: 5.880 lượt người, chiếm 33,58% tổng nhu cầu tuyển; cuối cùng là ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 3.786 lượt người, chiếm 21,62% tổng nhu cầu tuyển.

2. Về nhu cầu tìm kiếm việc làm

So với cùng kỳ năm 2020, tổng nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động trong 09 tháng đầu năm 2021 giảm 722 hồ sơ (-24,58%) và giảm mạnh nhất ở trình độ Lao động phổ thông với 356 hồ sơ (-29,45%).

Nhu cầu tìm kiếm việc làm cao nhất là trình độ Lao động phổ thông (34,51%) chủ yếu nhân viên kinh doanh, bán hàng và nhu cầu tìm kiếm việc làm thấp nhất là trình độ Trung cấp (8,94%).

3. Kết quả chắp nối cung – cầu lao động

Trong 09 tháng đầu năm 2021, Trung tâm đã giới thiệu 4.925 lượt lao động (giảm 42,32% so với cùng kỳ 2020) đến phỏng vấn tại các đơn vị, doanh nghiệp; kết quả có 1.692 lượt lao động (giảm 50,66% so với cùng kỳ 2020) đã được tuyển dụng và có việc làm.

Bảng 3: Tóm lược cung – cầu lao động trong 09 tháng đầu năm 2021

Nhu cầu tuyển dụng/giới thiệu, cung ứng

Tổng cộng

Chia theo trình độ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Bằng nghề/ tay nghề

Lao động phổ thông

Nhu cầu tuyển dụng 09 tháng đầu năm 2021

17513

593

1117

2135

309

13359

Số lượng hồ sơ ứng viên nộp tại Trung tâm 09 tháng đầu năm 2021

2215

645

309

198

210

853

Số lượt hồ sơ lao động được giới thiệu 09 tháng đầu năm 2021

4925

1277

637

615

291

2105

Hồ sơ lao động được tuyển dụng 09 tháng đầu năm 2021

1692

378

208

252

117

737

Năm 2021 tiếp tục là năm chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên thị trường lao động tỉnh Đắk Lắk trong 09 tháng đầu năm rất biến động, nhiều ngành nghề bị tác động mạnh dẫn tới việc ngừng sản xuất, kinh doanh, dừng hoạt động nên nhu cầu tuyển dụng lao động giảm mạnh, trong khi nhu cầu tìm kiếm việc làm lại rất trầm so với cùng kỳ năm ngoái, đã tiếp tục gây ra nhiều khó khăn cho công tác chắp nối cung – cầu lao động của Trung tâm, với tỷ lệ chắp nối đạt là 34,36%.

Các kết quả nêu trên đã phản ánh những nỗ lực của Trung tâm trong việc kết nối nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp với nhu cầu tìm việc của người lao động. Tuy tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nhưng tỷ lệ đạt sau giới thiệu việc làm vẫn tương đối khả quan. Nỗ lực chắp nối của Trung tâm đạt được kết quả tích cực ở trình độ Đại học và Bằng nghề, cần cải thiện thêm ở các trình độ khác.

4. Một số khó khăn, nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác chắp nối cung – cầu lao động hiện nay

Thị thường lao động Đắk Lắk hiện nay có sự biến động rất lớn, có một nghịch lý đang tồn tại làm cung - cầu vẫn chưa gặp nhau, mặc dù lực lượng lao động từ phía Nam, chủ yếu: thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,… do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 quay về đại phương rất lớn nhưng công tác giới thiệu việc làm cho người lao động trong giai đoạn hiện nay đạt tỷ lệ chưa cao. Qua tìm hiểu, có thể do một số nguyên nhân sau:

- Về mức lương – môi trường làm việc: Qua tư vấn việc làm, hầu hết người lao động ở các tỉnh khác về Đắk Lắk không phù hợp với mức lương mà các doanh nghiệp trong tỉnh trả. Nếu mức lương cơ bản của một lao động làm việc tại các tỉnh phía Nam từ 5,5 triệu đến 6 triệu đồng/tháng, chưa kể tăng ca, các chế độ ưu đãi khác mà các doanh nghiệp trả cho người lao động (tổng thu nhập khoảng trên 8 triệu đồng/tháng). Trong khi đó, các doanh nghiệp trong tỉnh chỉ trả mức lương cơ bản từ 3,5- 4 triệu đồng/tháng.

Mặt khác, môi trường làm việc cũng không phù hợp với họ, ở các tỉnh phía Nam người lao động làm việc trong điều kiện đầy đủ các tiện nghi, làm việc có hệ thống, dây chuyền và có tổ chức… (mỗi công ty có hàng ngàn, đến hàng chục ngàn lao động động làm việc), nhưng tại Đắk Lắk số lao động làm việc ở doanh nghiệp rất ít chỉ khoảng vài chục đến vài trăm công nhân, môi trường làm việc thiếu thốn, có nơi mô hình làm việc theo hộ gia đình, thiếu chuyên nghiệp….

  - Người lao động chưa sẵn sàng tham gia thị trường lao động: Do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid 19 nên đa số người lao động (chủ yếu ở các tỉnh phía nam về) còn nhiều hoang mang, e dè và lo ngại về dịch bệnh trở lại hoặc lo ngại về tính bền vững của việc làm nên họ chưa sẵn sàng tham gia thị trường lao động. Trung tâm đã giới thiệu việc làm nhiều lần và nhiều vị trí nhưng họ chỉ nắm thông tin, không chủ động đến để phỏng vấn.

- Qua tìm hiểu số lao động từ ngoại tỉnh về Đắk Lắk do ảnh hưởng của dịch Covid, một số lao động họ không tham gia thị trường lao động trong tỉnh, vì các doanh nghiệp nơi họ đang làm việc chỉ tạm dừng hợp đồng lao động trong thời gian cao điểm của dịch bệnh; đồng thời họ có chính sách hỗ trợ người lao động trong thời gian tạm dừng làm việc; mục đích nhằm thu hút lao động trở lại làm việc sau khi dịch bệnh giảm.

- Các doanh nghiệp tuyển dụng trong tỉnh chưa có cơ chế để thu hút nguồn lao động có kinh nghiệm đã làm việc tại các tỉnh phía Nam về làm việc tại đơn vị mình, nên không đáp ứng nhu cầu của người lao động.

- Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa nhiều, còn nhỏ lẻ, quy mô chưa lớn nên khi bị ảnh hưởng dịch bệnh covid đã thu gọn quy mô hoạt động, vì vậy việc tuyển dụng gặp khó khăn.

- Qua thống kê cho thấy tỷ lệ lao động được tuyển dụng và Doanh nghiệp tuyển dụng được lao động qua các phiên giao dịch việc làm chiếm tỷ lệ rất cao. Vì tại phiên giao dịch, người lao động và doanh nghiệp có cơ hội trao đổi, nắm bắt thông tin về cung - cầu lao động rất cụ thể và có cơ hội tìm kiếm nguồn cung - cầu lao động đa dạng, phong phú hơn. Nhưng do tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài nên từ tháng 4/2021 đến nay Trung tâm không thể tổ chức các phiên giao dịch việc làm, nên đã ảnh hưởng rất lớn trong công tác chắp nối cung - cầu lao động.

- Bên cạnh đó, một số chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác giới thiệu việc làm nên các thông tin về cung cầu lao động chưa được cập nhật thường xuyên, dẫn đến người lao động cũng như doanh nghiệp thiếu các thông tin về tuyển dụng và nhu cầu tuyển dụng.

3. Giải pháp thực hiện

- Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trong 3 tháng cuối năm Trung tâm sẽ tham mưu đổi mới phương pháp tổ chức Phiên giao dịch việc làm cho phù hợp với tình hình hiện tại như: Tổ chức Phiên trực tuyến hoặc các buổi tư vấn việc làm theo chuyên đề với số lượng dưới 30 người/lần để người lao động có cơ hội được tiếp cận gần nhất những thông tin về thị trường lao động hiện tại, mở ra các cơ hội gặp gỡ, phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng và tìm kiếm được công việc phù hợp ngay. Trong đó, tập trung vào các địa bàn có nhiều người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm.

- Liên hệ, kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để thống kê nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, trên cơ sở đó kết nối thông tin với người lao động nhằm tư vấn, giới thiệu các vị trí việc làm được phù hợp và đạt hiệu quả cao.

     - Tăng cường hoạt động thu thập thông tin thị trường lao động thông qua điện thoại, website, email... để khai thác vị trí việc làm trống nhằm đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, tư vấn học nghề cho người thất nghiệp lựa chọn việc làm, học nghề phù hợp.

     - Tích cực tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp ngay từ khi người lao động đến nộp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp;

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, xuất khẩu lao động, dạy nghề... đặc biệt là thông qua website vieclamdaklak.net, facebook của Trung tâm. Cập nhật thông tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo sự tương tác diễn ra liên tục, thường xuyên giúp đa dạng hóa sự tiếp cận các nguồn thông tin đến người người lao động và doanh nghiệp.

       III. Nhận định xu hướng cung - cầu lao động trong 03 tháng cuối năm 2021

- Trong tình hình mới hiện nay, cả nước tập trung thực hiện nhiệm vụ kép, vừa phòng chống dịch covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, một mặt, thời gian nay các doanh nghiệp đẩy mạnh mở rộng quy mô sản xuất – kinh doanh để phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng vào dịp Tết Nguyên đán 2022, do đó, 03 tháng cuối năm 2021 thị trường lao động trong tỉnh sẽ sôi nổi trở lại, nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ tăng, những ngành nghề được tuyển dụng nhiều lao động lần lượt là: thương mại, dịch vụ, xây dựng, cơ khí, điện, dệt may, giày da,…

Ngoài ra, thị trường lao động và doanh nghiệp ngày càng chú trọng tìm kiếm những lao động có kỹ năng nghề cao và có kinh nghiệm làm việc dày dặn, thông thạo tiếng: Anh, Hoa, Hàn,… và một số kỹ năng mềm khác.

- Nhu cầu tìm việc của người lao động tăng trở lại và sẽ tăng đột biến khi dịch bệnh lắng xuống, lao động đã qua đào tạo chuyên môn tiếp tục xu hướng tăng, vì đây là thời điểm học sinh - sinh viên tốt nghiệp ra trường gia nhập vào thị trường lao động để tìm kiếm việc làm.

Bên cạnh đó, nhu cầu tìm kiếm việc làm trên qua internet và điện thoại là xu hướng ngày càng rõ rệt.

- Về xuất khẩu lao động: Nhu cầu đăng ký đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong 03 tháng cuối năm 2021 tăng nhẹ vì thời gian tới các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,.. tiếp nhận lao động Viêt Nam trở lại.

                                      TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM ĐĂK LĂK