Những nội dung chủ yếu của dự án phát triển thị trường lao động và việc làm?

  • 10/05/2019
  • 6504

Những nội dung chủ yếu của dự án Phát triển thị trường lao động và việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020?

Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) trả lời: 

Theo quy định tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 – 2020, những nội dung chủ yếu của dự án phát triển thị trường lao động và việc làm, cụ thể như sau:

* Nâng cao năng lực hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm

Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tối đa 25 Trung tâm dịch vụ việc làm (trong đó, 21 Trung tâm thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, 04 Trung tâm của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh). Riêng đối với 04 Trung tâm thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm Cần Thơ, Quảng Bình, Quảng Ninh, Thành phố Hà Nội) được đầu tư chuyển tiếp từ giai đoạn 2011 – 2015.

* Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động: 

- Hỗ trợ hoạt động giao dịch việc làm: Hỗ trợ các Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức Sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm.

- Thu thập, cập nhật, quản lý và phân tích, dự báo thị trường lao động:Thu thập, cập nhật, quản lý cung - cầu lao động và phân tích, dự báo, đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường lao động.

- Phát triển mạng thông tin việc làm, cơ sở dữ liệu người tìm việc, việc tìm người của các Trung tâm dịch vụ việc làm và của cả hệ thống dịch vụ việc làm:Nâng cao năng lực trung tâm tích hợp dữ liệu thị trường lao động; Nâng cấp, phát triển mạng thông tin internet việc làm,Cổng thông tin việc làm Việt Nam kết nối với hệ thống phần mềm ESS; Xây dựng hệ thống mạng kết nối các Trung tâm dịch vụ việc làm địa phương và trung ương.

* Hỗ trợ lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và lao động vùng biên

- Khảo sát tình hình lao động di cư tại các tỉnh, thành phố, vùng kinh tế trọng điểm và các tỉnh giáp biên giới.

- Hỗ trợ lao động di cư tại Trung tâm dịch vụ việc làm:Tư vấn, cung cấp thông tin lao động, việc làm;Tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm;Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn các kỹ năng tìm việc, làm việc.

* Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc thiu số, phụ nữnghèo nông thôn

- Định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên tại các trường:Thông tin, tư vấn,tổ chức các hoạt động hướng nghiệp và xây dựng các tài liệu.

- Hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp: Hỗ trợ, tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡngkhởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và xây dựng các giáo trình đào tạo.

- Hỗ trợ tìm việc làm cho thanh niên, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật:Định hướng, tư vấn, giới thiệu việc làm;Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng làm việc- tìm việc và tham quan, làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức.

* Nâng cao năng lực, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện dự án

- Nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý nhà nước về việc làm và cán bộ làm công tác dịch vụ việc làm: Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; Xây dựng các tài liệu nghiệp vụ phục vụ cán bộ dịch vụ việc làm.

- Truyền thông, nâng cao nhận thức: Tuyên truyền, đăng tải, phổ biến, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về lao động - việc làm; Tổ chức hội nghị, hội thảo tuyên truyền theo các chuyên đề liên quan; Xây dựng và phát hành các bộ tài liệu, ấn phẩm, sách,.., tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan đến lĩnh vực lao động - việc làm.

- Nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá Dự án: Xây dựng và hướng dẫn sử dụng hệ thống kiểm tra, giám sát và đánh giá,biểu mẫu báo cáo, cơ chế báo cáo; Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất;Tổ chức các Hội nghị triển khai công việc, sơ kết, tổng kết đánh giá Dự án.

Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

theo baodansinh.vn