BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP NĂM 2017

  • 16/01/2018
  • 3539

Thực hiện Thông t­ư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội hư­ớng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk báo cáo tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp năm 2017 như sau:

 

I. TỔNG SỐ DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN: 6.790 Đơn vị

Trong đó:

- Số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 4.509 đơn vị.

- Số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 3.698  đơn vị.

II. TỔNG SỐ  NGƯỜI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC: 108.650 người.

Trong đó:

1. Số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trên địa bàn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 102.017 người.

2. Số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trên địa bàn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 87.099 người.

III. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

  1. Số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:         5.236 người.

Trong đó: Số người ở địa phương khác nộp hồ sơ:                2.369 người.

            2. Số người nộp hồ sơ nhưng không đủ điều kiện hưởng TCTN:     04 người.

            3. Số người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp:             5.156 người.

            4. Số người bị hủy quyết định hưởng TCTN:                                    49 người.

            5. Số người chuyển nơi hưởng TCTN đi địa phương khác:               68 người.

            6. Số người tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp:                            105 người.

            7. Số người tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp:                                 49 người.

            8. Số người chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:                         5.031 người.

            9. Số người có quyết định hỗ trợ học nghề:                                     122 người.

Trong đó: Số người đang hưởng TCTN được hỗ trợ học nghề:       121 người.

            10. Số người được tư vấn, giới thiệu việc làm:                              5.236 người.

            11. Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp:                              61.640.761.569 đồng.

Trong đó: số tiền hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là 516.000.000 đồng

12. Vấn đề tổ chức triển khai thực hiện:

Năm 2017 Trung tâm tiếp tục thực hiện tốt công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động tại Văn phòng chính và 02 văn phòng đại diện trên địa bàn huyện Ea Kar và thị xã Buôn Hồ.

Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm thất nghiệp bằng nhiều hình thức đa dạng như thiết kế các Băng rôn, cờ phướn bằng các hình thức trực quan để người lao động dễ dàng nắm bắt thông tin; Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tham gia chương trình đối thoại trực tuyến trên Đài truyền hình tỉnh Đắk Lắk với chủ đề Bảo hiểm thất nghiệp; Gửi công văn phối hợp tổ chức hội nghị tuyên truyền đến các đơn vị sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đã tổ chức được 03 hội nghị tại Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi, Nông trường Cao su Phú Xuân và Công ty CP Mía đường 333 để người lao động và người sử dụng lao động hiểu rõ hơn về chính sách BHTN.

Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Đặc biệt, trong năm 2017 Trung tâm đã tổ chức 02 cuộc họp định kỳ giữa Sở Lao động – Thương binh & Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh và một số đơn vị chi trả như Bưu điện tỉnh, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nhằm hoàn thiện quy trình chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, giải quyết dứt điểm việc thực hiện các kiến nghị của kiểm toán Nhà nước trong năm 2013 và tháo gỡ một số vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Tính đến thời điểm cuối năm 2017 Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị giải quyết cho 2.593 người có nhu cầu nhận tiền trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân ATM là chiếm 49,5% trên tổng số 5.236 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tổ chức lớp tập huấn triển khai phần mềm nghiệp vụ Bảo hiểm thất nghiệp phiên bản mới theo quy định của Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn cho Cán bộ, viên chức, người lao động toàn Trung tâm.

IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

  1. Phân tích - Đánh giá

Nhìn chung trong năm 2017 việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn với những quy định rõ ràng và chặt chẽ đã tạo thuận lợi cho việc giải quyết hồ sơ hưởng BHTN tại Trung tâm theo đúng quy định của pháp luật, cũng như đảm bảo quyền lợi của người lao động khi tham gia BHTN trên địa bàn tỉnh.

Số lượng người lao động đến nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2017 có xu hướng tăng, cụ thể đã có 5.236 người nộp hồ sơ, tăng 201 người so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, số người làm việc ở địa phương khác chuyển về làm thủ tục chiếm 45,2% trên tổng số người nộp hồ sơ (2.369/5.236 người). Số người nộp hồ sơ tập trung nhiều vào khoảng thời gian Qúy 2/2017 với 1.691 người chiếm 32% trên tổng số người nộp của cả năm. Thành phần những người thất nghiệp được chia theo bảng thống kê phân tích số lượng cụ thể như sau:

 

Đvt: người

STT

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ

Ghi chú

I

DANH MỤC NGUYÊN NHÂN THẤT NGHIỆP

1

Mất việc làm do doanh nghiệp, tổ chức giải thể, phá sản, thay đổi cơ cấu…

102

1.95%

 

2

Hết hạn hợp đồng, hai bên thoả thuận chấm dứt HĐLĐ.

154

2.94%

 

3

NLĐ bị xử lý kỷ luật, sa thải theo quy định tại Điều 125 của Bộ luật lao động 2012.

10

0.19%

 

4

Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật lao động 2012.

4.884

93.28%

 

5

Mất việc làm do nguyên nhân khác

86

1.64%

 

II

DANH MỤC TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN

1

Lao động phổ thông

3.017

57.62%

 

2

Sơ cấp nghề và Chứng chỉ nghề

167

3.19%

 

3

Trung cấp

685

13.08%

 

4

Cao đẳng

418

7.98%

 

5

Đại học và trên đại học

949

18.12%

 

III

DANH MỤC NGHỀ NGHIỆP TRƯỚC KHI MẤT VIỆC LÀM 

1

Các nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị

48

0.92%

 

2

Chuyên môn kỹ thuật bậc cao (Trưởng, phó phòng và cấp tương đương)

33

0.63%

 

3

Chuyên môn kỹ thuật bậc trung (Tổ trưởng, tổ phó và cấp tương đương)

79

1.51%

 

4

Nhân viên (nhân viên chuyên môn sơ cấp, nhân viên kỹ thuật làm việc tại văn phòng, bàn giấy)

2.209

42.19%

 

5

Công nhân có kỹ thuật

2.574

49.16%

 

6

Lao động giản đơn

293

5.60%

 

IV

DANH MỤC NGÀNH LÀM VIỆC TRƯỚC KHI MẤT VIỆC LÀM

1

Công nghệ thông tin – Viễn thông

78

1.49%

 

2

Tài chính – Ngân hàng – Kế toán – Kiểm toán

78

1.49%

 

3

May – Giày da – Dệt – Nhuộm - Thiết kế thời trang

1.076

20.55%

 

4

Luật – Bảo hiểm - Tư vấn – Bảo vệ – Vận tải

139

2.65%

 

5

Nhà hàng – Khách sạn – Du lịch

79

1.51%

 

6

Cơ khí – Công nghệ, lắp ráp Ô tô, xe máy

80

1.53%

 

7

Điện–Điện tử-Điện lạnh – Lắp ráp điện tử - Tự động hóa

217

4.14%

 

8

Hóa – Công nghệ thực phẩm, sinh học - Chế biến - Hóa chất – Môi trường

136

2.60%

 

9

Xây dựng – Kiến trúc – Gỗ - Trang trí nội thất

281

5.37%

 

10

Giáo dục

265

5.06%

 

11

Y tế - Chăm sóc sức khỏe – Dược

157

3.00%

 

12

Nông nghiệp-Lâm nghiệp–Bảo vệ thực vật–Khai khoáng

1.228

23.45%

 

13

Nhựa – Bao bì - In

44

0.84%

 

14

Ngành khác

1.378

26.32%

 

Về chế độ trợ cấp thất nghiệp:

Số người nộp hồ sơ tăng kéo theo số người được ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong năm 2017 cũng tăng lên cụ thể có 5.156 người tăng hơn 156 người so với năm 2016. Trong đó, người hưởng trợ cấp thất nghiệp là nữ giới chiếm 53% (2.733 người) và nam giới 47% (2.423 người), trong đó cả nam và nữ có số lượng nhiều ở nhóm tuổi từ 25 đến 40 tuổi (3.335 người), chiếm 64,7%, cho thấy số người trẻ tuổi thất nghiệp cao trong năm 2017.

Về công tác tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề cho người lao động:

Cùng với việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, công tác tư vấn và giới thiệu việc làm là nhiệm vụ quan trọng của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, giúp người lao động nhanh chóng tái hòa nhập lại thị trường lao động. Đây được coi là giải pháp tích cực, lâu dài nhằm tháo gỡ khó khăn cho người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống. Tính đến hết tháng 12 năm 2017 đã có 5.236 người được tư vấn, trong đó, số người được giới thiệu việc làm mới là 709 người, chiếm 13,5% trên tổng số người được tư vấn.

Đối với công tác tư vấn học nghề: Tăng cường công tác thu thập, tìm kiếm thông tin các cơ sở dạy nghề trên địa bàn toàn tỉnh nhằm tư vấn cho người lao động thất nghiệp về mức hỗ trợ học nghề theo Quyết định 77/2014/QĐ-TTg giúp cho người lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp để tham gia khóa học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp, sớm quay trở lại thị trường lao động. Kết quả trong năm 2017, đã có 122 người lao động thất nghiệp tham gia các khóa học nghề với tổng kinh phí hỗ trợ là 516.000.000 đồng.

Về chế độ bảo hiểm y tế:

Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh trong việc hướng dẫn người lao động kê khai thông tin cá nhân và trả thẻ BHYT kịp thời theo đúng quy định tại Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của BHXH Việt Nam quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHTN. Tiến tới thống nhất với bảo hiểm xã hội tỉnh trong việc chi trả thẻ BHYT cho tất cả các đối tượng người lao động thất nghiệp bắt đầu từ 01/01/2018.

Về chế độ Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động:

Đây là một chế độ hỗ trợ người lao động thông qua người sử dụng lao động để phòng ngừa nguy cơ thất nghiệp, duy trì việc làm đối với người lao động tham gia BHTN được quy định chi tiết tại Thông t­ư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Th­ương binh và Xã hội hư­ớng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh chưa đơn vị, doanh nghiệp, người sử dụng lao động nào đề nghị hưởng chế độ hỗ trợ này.

2. Một số thuận lợi và khó khăn vướng mắc

Thuận lợi:

Luôn có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Cục Việc làm; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với sự đoàn kết thống nhất, năng động sáng tạo nhiệt tình của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động trong toàn đơn vị.

Thường xuyên trao đổi thông tin và luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Bảo hiểm xã tỉnh, Bưu điện tỉnh và Ngân hàng trong việc giải quyết chế độ cũng như chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

   Đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động được tập huấn trình độ chuyên môn nghiệp vụ về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, có đủ trình độ chuyên môn để giải quyết và xử lý công việc một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả.

Khó khăn, vướng mắc:

Bên cạnh những kết quả đạt được thì Trung tâm vẫn còn gặp phải một số khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện cụ thể như sau:

- Nhận thức của một số người lao động, người sử dụng lao động về chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn hạn chế, nhiều người chưa hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình trong việc tham gia và hưởng bảo hiểm thất nghiệp đơn cử như:

+ Về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Thực tế việc xác định người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng là một việc rất khó khăn vì việc xác định chủ yếu dựa vào thông tin do người lao động cung cấp. Không ít người lao động đã lợi dụng điều này để hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong khi vẫn có việc làm.

+ Một số ít người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp đã tìm được việc làm mới hoặc chuyển đi nơi khác để làm việc nhưng không khai báo đúng tình trạng việc làm thực tế với Trung tâm. Trong năm 2017 Trung tâm đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh phát hiện và đã tham mưu cho Sở Lao động – TBXH ban hành quyết định thu hồi đối với 70 trường hợp thuộc trường hợp nêu trên.

- Căn cứ theo Khoản 6, Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP và Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định hằng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị với Trung tâm Dịch vụ việc làm. Thời gian qua Trung tâm đã gửi công văn, thông báo đến cho các đơn vị, doanh nghiệp để phổ biến thực hiện nhưng chỉ có một số ít đơn vị, doanh nghiệp thực hiện đúng quy định này.

- Theo quy định hằng tháng người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có trách nhiệm thông báo thông tin tìm kiếm việc làm với Trung tâm, ngày thông báo được quy định cụ thể trong phụ lục ban hành kèm theo Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên trong năm 2017 số lượng người không thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong thời gian hưởng đã tăng lên, cụ thể Trung tâm đã tham mưu cho Sở Lao động – TBXH ban hành Quyết định tạm dừng hưởng đối với 105 trường hợp tăng 25% so với cả năm 2016.

- Công tác giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp chưa đạt được hiệu quả cao, số người tìm được việc làm mới sau khi được giới thiệu không nhiều, nguyên nhân là do nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn chưa thực sự đa dạng, phong phú, yêu cầu tuyển dụng cao … Mặt khác là do tâm lý của người lao động chỉ quan tâm đến việc nhận tiền trợ cấp thất nghiệp nên chưa thực sự mặn mà với việc tìm kiếm việc làm do Trung tâm giới thiệu; Đối với công tác hỗ trợ học nghề thì danh mục ngành nghề hiện chưa thực sự đa dạng và mức hỗ trợ học nghề còn khá thấp so với  thực tế.

V. Phương hướng

Thường xuyên phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh để trao đổi thông tin sớm phát hiện và ngăn ngừa những trường hợp người lao động có dấu hiệu trục lợi BHTN.

Tiếp tục khai thác, thu thập thông tin thị trường lao động, tìm kiếm các vị trí việc làm trống của các Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động. Tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm; củng cố và nâng cao chất lượng chắp nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đẩy mạnh công tác tư vấn hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; để người lao động sớm quay trở lại thị trường lao động.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, tổ chức tập huấn những quy định mới của chính sách bảo hiểm thất nghiệp đến với người lao động, doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh.

Kiến nghị

- Đối với Sở Lao động - TBXH:

+ Đôn đốc chỉ đạo các Đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh nghiêm túc thực hiện việc thông báo tình hình biến động lao động về Trung tâm Dịch vụ việc làm theo đúng quy định tại Điều 16, Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH;

+ Nghiên cứu và có quy trình hướng dẫn cụ thể việc xử lý những trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp.

+ Chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghề tăng cường phối hợp với Trung tâm giúp cho người lao động thất nghiệp tham gia khóa học nghề để nhanh chóng quay lại thị trường lao động.

            - Đối với bảo hiểm xã hội tỉnh:

Thường xuyên phối hợp trao đổi thông tin nhằm sớm phát hiện và ngăn ngừa được những trường hợp người lao động khi có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm thất nghiệp; Phối hợp với Trung tâm trong công tác tuyên truyền phổ biến chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Việc làm đến các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện công tác hậu kiểm và rà soát lại các trường hợp người lao động có Quyết định tạm dừng hưởng trên cơ sở dữ liệu thu nhằm sớm phát hiện các trường hợp có việc làm nhưng không khai báo trung thực với Trung tâm Dịch vụ việc làm để Trung tâm sớm có hướng xử lý kịp thời.

- Đối với Cục Việc làm:

Cục Việc làm cần hoàn thiện phần mềm nghiệp vụ bảo hiểm thất nghiệp theo hướng kết nối chia sẻ thông tin với cơ quan Bảo hiểm xã hội để sớm phát hiện và ngăn ngừa được tình trạng trục lợi BHTN.

Cục Việc làm tiếp tục duy trì tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ về bảo hiểm thất nghiệp, về kỹ năng tư vấn giới thiệu việc làm và học nghề.

Trên đây là báo cáo năm 2017 về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk./.