Những lỗi cơ bản khi bạn đi tìm việc

  • 11/02/2015
  • 7322
Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ tránh được những sai lầm cơ bản, để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong hành trình tìm kiếm cho mình một công việc mới.

 

Đâu là lỗi tồi tệ nhất bạn mắc phải trong quá trình tìm việc làm? Có một số sai lầm bạn cần biết để loại bỏ chúng ngay khi bắt đầu tìm việc. Bởi trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh này, chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng khiến bạn bị loại bỏ và đánh bật khỏi cuộc tranh đua đến vị trí công việc bạn mong muốn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ tránh được những sai lầm cơ bản để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong hành trình tìm kiếm cho mình một công việc mới.

Những lỗi cơ bản khi bạn đi tìm việc

Những lỗi cơ bản khi bạn đi tìm việc. (Ảnh minh họa)

Ứng tuyển vào tất cả các vị trí

Không gì làm lãng phí thời gian của bạn hơn việc ứng tuyển vào những vị trí mà bạn không có đủ điều kiện đáp ứng những yêu cầu về công việc. Đây là một sự lãng phí thời gian, năng lượng và công sức. Thay vào đó, bạn hãy dành thời gian để tập trung tìm kiếm công việc và ứng tuyển vào những vị trí thực sự phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Sau đó, chỉnh sửa lại hồ sơ và thư xin việc của bạn sao cho thu hút nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Làm hỏng cuộc phỏng vấn

Bạn không nên làm gì khi phỏng vấn? Hãy dành nhiều thời gian để chuẩn bị thật kỹ cho buổi phỏng vấn sắp tới của bạn. Tìm hiểu trước những câu hỏi thường gặp và thực hành phỏng vấn. Việc đó sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đối diện với nhà tuyển dụng. Đừng để vấp phải một số lỗi không đáng có chỉ vì chuẩn bị chưa chu đáo mà làm hỏng cả cuộc phỏng vấn nhé.

 Không kiểm tra lại các lỗi trong hồ sơ

Hãy kiểm tra lại hồ sơ, thư xin việc và soát lại nội dung, các lỗi chính tả và định dạng trong email của bạn một lần nữa trước khi nhấn nút apply để gửi chúng đến cho nhà tuyển dụng. Sử dụng câu cú với cấu trúc ngắn gọn, nhưng vẫn truyền tải được nội dung một cách đầy đủ và mạch lạc. Một bức thư xin việc cẩu thả giống như  bạn đang nhắn tin cũng là một cách bạn loại mình ra khỏi vị trí công việc ứng tuyển.

 Tìm việc không có tổ chức

Bạn nộp hồ sơ ứng tuyển cho rất nhiều vị trí ở các công ty khác nhau. Bởi vậy, viêc bạn bỏ lỡ một thông báo từ công ty nào đó gửi đến là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, hãy dành ra một vài phút để lập danh sách các công việc bạn cần làm khi tìm việc, việc này sẽ giúp bạn thực hiện quản lý thông tin một cách dễ dàng hơn. Có những công cụ miễn phí cho phép bạn sử dụng để tổ theo dõi thông tin của các công ty và vị trí công việc bạn quan tâm. Hãy tận dụng chúng cho quá trình tìm việc của bạn.

Không có hồ sơ trực tuyến

Trong thời buổi công nghệ hiện nay thì internet chính là công cụ chủ yếu mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm các ứng viên cho mình. Một số công ty có nhu cầu tuyển dụng nhưng không đăng tin, vì họ không muốn mất thời gian sàng lọc cả nhưng hồ sơ ứng tuyển bừa. Họ tự đi tìm kiếm các hồ sơ ứng viên trên các website tuyển dụng.  Bởi vậy, xây dựng cho mình một bản hồ sơ trực tuyến là cách đơn giản và nhanh nhất để nhà tuyển dụng có thể tìm ra bạn.

Không tìm hiểu, nghiên cứu thông tin công ty bạn ứng tuyển

Tìm hiểu kỹ thông tin công ty bạn ứng tuyển, bạn có thể chuẩn bị trang phục phù hợp với văn hóa công ty tuyển dụng và đặc biệt, nó giúp bạn sẵn sàng ứng phó với những câu trả lời hóc búa liên quan đến công ty và vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra. Trả lời tốt các câu hỏi chứng tỏ bạn là người có trách nhiệm, có khả năng làm việc và bạn thực sự quan tâm đến công việc này. Đây sẽ là một điểm cộng cho bạn trước nhà tuyển dụng.

Chỉ tập chung vào những vị trí được đăng tuyển

Bạn cần nhớ rằng, không phải tất cả các công ty có nhu cầu tuyển dụng đều muốn đăng tin trên các website việc làm. Các website việc làm không phải là kênh duy nhất bạn có thể tìm kiếm các vị trí công việc mong muốn. Bởi vậy, bạn nên vào trực tiếp trang web của các doanh nghiệp bạn quan tâm, các trang mạng xã hội của họ để tìm hiểu thêm thông tin và nhu cầu của công ty – doanh nghiệp đó.

Bạn có thái độ tiêu cực khi tìm việc

Bạn cản thấy mệt mỏi, chán nản khi quá trình tìm việc kéo dài? Bạn chán ghét công việc cuối cùng và khó chịu với sếp cũ? Tuy nhiên, hãy giữ những cảm xúc đó cho riêng bạn. Điều quan trọng lúc này là hãy thể hiện sự tích cực của bạn khi giao tiếp và trao đổi với nhà tuyển dụng. Bởi không ai thích người làm việc mới một người luôn có suy nghĩ tiêu cực, hay phàn nàn ngay cả khi những điều bạn phàn nàn là đúng sự thật. Hãy thể hiện thái độ tích cực nhất khi bạn đi phỏng vấn.

Bạn quá sốt sắng

Không ai thích bị làm phiền, nhất là nhà tuyển dụng đang bận rộn với rất nhiều như sàng lọc hồ sơ và phỏng vấn ứng. Tuyển dụng cũng là một quá trình, việc bạn sốt sắng quá cũng sẽ không giúp bạn đến gần hơn với vị trí công việc mong muốn. Thế nên, bạn cần kiên nhẫn và có những hành động phù hợp sau buổi phỏng vấn. Một bức thư cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng có thể giúp bạn có thêm một điểm cộng nữa.

Bạn tham khảo thêm một số bài viết:

Lời khuyên dành cho các ứng viên trẻ đang tìm việc

Bí quyết để quá trình tìm việc trở nên dễ dàng

Mywork tổng hợp (Jobsearch)